Ketqua.Net

Phá sâu các kỷ lụcLịch sử xuất khẩu gạo34 năm qua ghi nhận 3 con số kỷ lục về sản lượng, giá trị và kituhay

【kituhay】Xuất khẩu gạo vượt kỷ lục 34 năm

Phá sâu các kỷ lục

Lịch sử xuất khẩu gạo 34 năm qua ghi nhận 3 con số kỷ lục về sản lượng,ấtkhẩugạovượtkỷlụcnăkituhay giá trị và giá xuất khẩu bình quân vào năm 2011 lần lượt là 7,1 triệu tấn; 3,65 tỉ USD và 495 USD/tấn.

Kết thúc tháng 9 năm nay, báo cáo của Bộ NN-PTNT cho biết: Xuất khẩu gạo đã đạt giá trị 3,66 tỉ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 553 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2022 và có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn. Thời điểm được nhắc đến trong báo cáo chính là giai đoạn giữa tháng 8. Về lượng gạo xuất khẩu, đến cuối tháng 9 mới đạt 6,6 triệu tấn; tuy nhiên hiện bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông, nhiều người tin tưởng thị trường xuất khẩu tiếp tục thuận lợi trong 3 tháng cuối năm và sản lượng xuất khẩu sẽ vượt 7,5 triệu tấn. Như vậy, khi kết thúc năm 2023, xuất khẩu gạo của VN sẽ phá sâu kỷ lục cũ cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu bình quân.

Xuất khẩu gạo vượt kỷ lục 34 năm - Ảnh 1.

Ngành gạo VN tận dụng tốt cơ hội giá cao, về đích sớm chỉ sau 9 tháng

Công Hân

Anh Nguyễn Mạnh Tấn (ngụ xã Hòa Tân, H.Châu Thành, Đồng Tháp) cho biết tập quán ở đây bà con làm lúa 3 vụ/năm, năm nay lúa có giá nên bà con tranh thủ gieo sạ sớm. Vụ thu đông năm nay lúa đạt năng suất rất khá, khoảng 6,2 - 6,6 tấn/ha. Thương lái mua lúa tươi ngay tại ruộng với giá từ 8.000 - 8.600 đồng/kg tùy giống và chất lượng nên bà con hết sức phấn khởi.

Ông Nguyễn Thanh Phong, thương lái thu mua lúa ở Cần Thơ, chia sẻ: "Tôi làm nghề này hơn 20 năm mà chưa khi nào thấy lúa vụ thu đông lại cao như hiện nay, phổ biến là 8.000 đồng/kg trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ 6.500 đồng/kg. Tuy nhiên, để mua được lúa thì phải đặt cọc 500.000 đồng/công, bà con mới xuống giống".

Nhiều địa phương cũng bắt đầu thu hoạch lúa thu đông sớm. Nhờ đó, thị trường bắt đầu sôi động trở lại so với cuối tháng 9 và giá lúa cũng tăng nhẹ 100 - 200 đồng/kg. Cụ thể, giá lúa OM 5451 phổ biến 7.900 - 8.100 đồng/kg, Đài Thơm 8 giá từ 7.800 - 8.300 đồng/kg.

Xuất khẩu gạo vượt kỷ lục 34 năm - Ảnh 2.

NGUỒN: Bộ NN-PTNT - ĐỒ HỌA: Văn Năm

Giá gạo các nước giảm, VN có bị ảnh hưởng?

Cập nhật mới nhất từ thị trường thế giới cho thấy, giá gạo Thái Lan và Pakistan đang đồng loạt giảm về dưới mốc 600 USD/tấn. Điều này khiến nhiều người lo lắng cho giá gạo VN. Nhưng khảo sát đến ngày 4.10, gạo 5% tấm của VN trụ vững mức 613 USD/tấn; gạo Thái Lan 586 USD/tấn, thấp hơn gạo VN 27 USD/tấn; gạo Pakistan 558 USD/tấn, giảm đến 50 USD so với cuối tháng 9 và đang thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của VN 55 USD/tấn.

Giải thích về hiện tượng lúa gạo thế giới giảm mạnh trong mấy ngày gần đây, bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang thị trường gạo thế giới SSRicenews.com, cho rằng đầu tiên là những lo lắng về tác động của El Nino vẫn chưa đến trong năm nay mà có thể sẽ ảnh hưởng vào mùa khô năm sau. Thời điểm này các nguồn cung gạo quan trọng trên thế giới đều đạt sản lượng tốt, như Pakistan là minh chứng và đây chính là lý do giá gạo nước này giảm đến 30 - 35 USD/tấn trong những ngày đầu tháng 10.

Giá gạo tại Philippines tăng cao nhất 14 năm

Ngoài sản lượng dồi dào, thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan bị tác động mạnh bởi đồng baht đang suy yếu so với USD. Hiện 1 USD đổi được khoảng 37 baht trong khi tuần trước mới chỉ 35 baht; đồng tiền suy yếu kéo theo giá gạo giảm nhanh. Thực tế giá gạo Thái Lan đã giảm khoảng 40 USD/tấn so với cuối tháng 9.

Riêng VN đã xuất khẩu trong tháng 8 và 9 khoảng 1,7 triệu tấn gạo, đưa tổng sản lượng xuất khẩu lên 6,6 triệu tấn. Hiện lượng gạo còn để xuất của VN không nhiều, chỉ khoảng 1 triệu tấn. Trong khi đó, khách mua gạo của VN vẫn còn có nhu cầu cao nên VN sẽ không bị tác động bởi xu hướng giảm giá như các nước.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nhận xét thị trường VN trầm lắng nhưng giá không giảm vì chúng ta không còn nhiều hàng để xuất và khách hàng mua gạo vẫn đang chờ vụ thu hoạch từ các nước khác với hy vọng nguồn cung tăng, giá giảm.

"Trong những tháng cuối năm, giá gạo VN sẽ từ mức hiện tại trở lên vì nông dân không hạ giá bán. Họ phải lời 40 - 50% mới chịu bán lúa chứ không chấp nhận mức lợi nhuận 20 - 25% như trước đây. Chưa kể hiện làm ra bao nhiêu lúa thì nông dân cũng bán hết và doanh nghiệp (DN) cũng xuất được hết, không có gạo để xuất thì làm sao giảm giá được. Ngoài ra, yếu tố Philippines bỏ trần giá gạo sẽ khiến các DN nhập khẩu gạo quay lại thị trường. Họ là khách hàng gạo lớn nhất của VN và khi họ quay lại thị trường, VN sẽ hưởng lợi, đơn hàng tăng", ông Đôn nói.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm nay Philippines và Trung Quốc sẽ là 2 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng khoảng 3,5 triệu tấn (dự báo cũ 3,8 triệu tấn). Tính từ đầu năm đến nay, Philippines mới nhập khẩu 2,49 triệu tấn gạo, thấp hơn gần 18% so với 3,03 triệu tấn của cùng kỳ năm trước. VN cung cấp đến 2,23 triệu tấn và chiếm đến 89,7% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Như vậy, Philippines cần thêm tới 1 triệu tấn gạo trong 3 tháng cuối năm 2023.

Bà Phan Mai Hương cho rằng việc Philippines nối lại thị trường là điều dễ hiểu vì có nhu cầu nhập khẩu gạo rất lớn. VN có lợi thế ở thị trường này mà các đối thủ khác, kể cả Thái Lan không có được; đó là phân khúc gạo thơm chất lượng cao, giá phù hợp 500 - 600 USD/tấn, bên cạnh năng lực giao nhận của các DN tốt, thời gian giao nhận nhanh. Tuy nhiên, hiện các DN nhập khẩu của Philippines cũng muốn tìm thêm nguồn cung mới từ các nước khác. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap